Mỡ máu cao thường xảy ra chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt là ở những người tuổi cao. Hiện tượng tăng mỡ máu này có thể có tác động tiêu cực đến hệ tim mạch, nhất là đối với những người có các vấn đề mạn tính liên quan đến tim mạch, gan và có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.
Mỡ máu cao, còn được biết đến như rối loạn lipid máu hoặc tăng mức cholesterol trong máu, là một tình trạng đặc trưng bởi sự tăng thành phần mỡ có hại và giảm thành phần mỡ bảo vệ cơ thể. Bệnh được xác định khi các chỉ số lipid máu vượt quá mức an toàn, bao gồm:
Cholesterol toàn phần > 6,2 mmol/L.
LDL-cholesterol > 4,1 mmol/L.
Triglyceride > 2,3 mmol/L.
HDL-cholesterol < 1 mmol/L
Thừa cân, béo phì, ít tập thể dục, chế độ ăn nhiều cholesterol, chất béo bão hòa có thể góp phần vào sự phát triển của tăng chỉ số mỡ máu.
Mỡ máu cao cũng có thể do yếu tố di truyền trong gia đình, được xem như một loại rối loạn di truyền, thường xuất hiện sớm ở trẻ em và người trẻ tuổi, ngay cả khi không bị thừa cân. Các biến đổi gen có thể làm tăng tổng hợp quá mức hoặc giảm thanh thải (loại bỏ) cholesterol, triglyceride, và LDL. Có hai loại chính:
Tăng triglyceride nguyên phát
Tăng lipid máu hỗn hợp
Ngoài ra, nhiều yếu tố khác cũng có thể tăng nguy cơ mỡ máu cao như là tiểu đường, suy tuyến giáp, hội chứng Cushing, bệnh thận mạn tính, xơ gan, nghiện rượu và sử dụng một số loại thuốc như estrogen, thuốc lợi tiểu, và thuốc chẹn beta.
Hút thuốc không ảnh hưởng trực tiếp đến mức cholesterol máu, nhưng nó có thể làm giảm mức cholesterol HDL và tăng nguy cơ tích tụ cholesterol trong thành mạch
Phần lớn các trường hợp mỡ máu cao không có triệu chứng cụ thể hoặc rõ ràng. Thông thường, tình trạng này chỉ được phát hiện qua các xét nghiệm máu định kỳ hoặc cho đến khi người bệnh phải đối mặt với vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, khi mỡ máu ở mức rất cao có thể xuất hiện các triệu chứng bao gồm:
Khối u hoặc nếp nhăn màu vàng xuất hiện dưới da (do sự tích tụ chất béo xung quanh gân và khớp).
Vòng cung màu trắng xuất hiện quanh giác mạc của mắt.
Có các cục u ở góc trong của mắt.
Khối u, nếp nhăn màu vàng xuất hiện dưới da do dự tích tụ chất béo
Tình trạng mỡ máu cao có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, do tạo ra mảng bám tích tụ trong mạch máu, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ khi máu bị cản trở, làm cho các chất dinh dưỡng và oxy không thể cung cấp đủ cho não và tim để thực hiện các chức năng cần thiết.
Nếu được chẩn đoán mắc mỡ máu cao, đầu tiên người bệnh nên xem xét việc thay đổi chế độ ăn uống, bỏ hút thuốc lá và tăng cường hoạt động thể chất để ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Trong trường hợp sau một thời gian thực hiện những thay đổi này mà mức mỡ máu vẫn không giảm, người bệnh có thể cần sử dụng thuốc giảm cholesterol.
Thay đổi chế độ ăn để điều trị, phòng ngừa mỡ máu cao
Các loại thuốc giảm cholesterol được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ bao gồm:
Statin: loại thuốc này giảm được mỡ máu bằng cách ngăn gan sản xuất cholesterol LDL.
Ezetimibe: Loại thuốc này ngăn hấp thụ cholesterol từ thức ăn và dịch mật trong ruột vào máu. Ezetimibe có thể được sử dụng kết hợp với statin hoặc thay thế statin nếu không thể sử dụng loại thuốc này.
Chú ý trong việc điều trị rối loạn mỡ máu ở những bệnh nhân có các bệnh lý nền, cần tập trung vào việc điều trị toàn diện:
Đối với bệnh nhân đái tháo đường: việc thay đổi lối sống là yếu tố quan trọng, được kết hợp với sử dụng Statin để giảm LDL-cholesterol và Fibrate để giảm triglyceride. Thuốc hạ lipid máu thuộc nhóm statin là loại được sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường trên 40 tuổi khi các chỉ số lipid máu ở mức bình thường. Metformin giảm triglyceride được coi là lựa chọn hiệu quả hơn nhiều so với các loại thuốc khác đối với bệnh nhân đái tháo đường. Trong trường hợp triglyceride rất cao và việc kiểm soát đường máu khó khăn nên sử dụng insulin thay cho các thuốc đường uống khác.
Đối với bệnh nhân suy thận hoặc mắc bệnh gan mật mạn tính, việc điều trị mỡ máu cao cần kết hợp với điều trị căn bệnh gốc và rối loạn mỡ máu.
Điều trị mỡ máu cao ở bệnh nhân suy tuyến giáp cần sử dụng hormone giáp trạng.
Khi các yếu tố bệnh lý cơ bản được điều trị, có thể xem xét giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc hạ lipid máu. Các loại thuốc kể trên có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác thuốc, người dùng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và thận trọng khi sử dụng, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Để giảm mỡ trong máu có thể được thực hiện thông qua các biện pháp sau:
Chế độ ăn uống khoa học và cân bằng: thay vì tiêu thụ chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, cần điều chỉnh chế độ ăn uống để bao gồm nhiều chất xơ và chất béo không bão hòa. Điều này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mỡ máu cao. Một số thực phẩm như yến mạch, đậu, bơ và dầu thực vật được coi là có khả năng giảm cholesterol LDL và tăng mức cholesterol HDL.
Hoạt động thể dục thường xuyên: người lớn nên dành thời gian cho hoạt động thể dục trung bình khoảng 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Các hoạt động như chạy bộ, đạp xe, và bơi lội đều có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
Bỏ thuốc lá: sẽ rất tốt nếu không hút thuốc hoặc bỏ thuốc để ngăn ngừa mỡ máu cao và bệnh tim mạch. Nếu bạn bỏ thuốc được hơn 15 năm thì nguy cơ mắc bệnh tim tương đương như người chưa từng hút thuốc. Hút thuốc lá có thể gây tổn thương cho mạch máu và giảm mức cholesterol HDL.
Bỏ thuốc giúp ngăn ngữa mỡ máu cao và các bệnh tim mạch
Hạn chế sử dụng rượu: Uống quá nhiều rượu, đặc biệt là nhiều hơn hai ly mỗi ngày đối với nam giới và một ly đối với phụ nữ, có thể tăng mức cholesterol và chất béo trung tính. Hiện có nghiên cứu cho thấy tác động của rượu đối với mỡ máu cao và bệnh tim mạch có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng và cách sử dụng.
Duy trì cân nặng lý tưởng: Chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng từ 18,5 đến 24,9 được xem là lý tưởng và có ý nghĩa đối với việc duy trì mức mỡ máu thấp. Cân nặng quá mức có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ, do đó quản lý cân nặng là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch
Nếu bạn trên 20 tuổi, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên nên thực hiện kiểm tra mức mỡ máu ít nhất mỗi 4 - 6 năm một lần. Trong trường hợp bạn có tiền sử của mỡ máu cao hoặc các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến bệnh tim mạch, bác sĩ có thể đề xuất kiểm tra thường xuyên hơn.
Sản phẩm Viên mỡ máu BETASTAR
Với thành phần 100% từ thiên nhiên giúp hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, hỗ trợ sức khỏe tim mạch hoàn toàn an toàn, phù hợp sử dụng lâu dài. BetaStar có chiết xuất từ 2 thành phần đặc biệt:
Sản phẩm hiện đang được phân phối tại hệ thống và các hiệu thuốc trên toàn quốc. Liên hệ theo số hotline 1900585867 để được tư vấn kĩ hơn về sản phẩm