So sánh sản phẩm
Follow us f

Đái tháo đường Tuýp 2: Triệu chứng, biến chứng nguy hiểm và cách điều trị

Ngày đăng : 08:57:26 27-10-2023

Đái tháo đường Tuýp 2: Triệu chứng, biến chứng nguy hiểm và cách điều trị 

 

Bệnh đái tháo đường type 2 là một loại bệnh không lây nhiễm nhưng lại đang trở nên rất phổ biến ở Việt Nam. Dữ liệu từ Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) vào năm 2017 đã ghi nhận rằng có khoảng 3,53 triệu người ở Việt Nam sống chung với bệnh đái tháo đường, trong đó, hầu hết thuộc nhóm bệnh đái tháo đường type 2 (chiếm 95% số ca mắc đái tháo đường)

 

 

1. Bệnh đái tháo đường tuýp 2 là gì?

 

Bệnh đái tháo đường tuýp 2 (hay bệnh tiểu đường tuýp 2) là một bệnh về rối loạn chuyển hóa.

Cơ chế bệnh sinh chính của đái tháo đường type 2 liên quan đến sự kháng insulin. Trong trạng thái kháng insulin, gan, cơ, và mô mỡ trở nên khó khăn trong việc tiếp nhận và sử dụng insulin, dẫn đến sự cản trở về việc glucose được chuyển vào các tế bào trong cơ thể. Kết quả là, cơ thể cần thêm insulin nhiều hơn để thúc đẩy đưa glucose vào trong tế bào. Tuyến tụy cố gắng đáp ứng bằng cách sản xuất thêm insulin. Tuy nhiên, theo thời gian, tuyến tụy không thể duy trì sự sản xuất insulin đầy đủ, làm cho mức đường trong máu tăng lên. Khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, điều trị bổ sung bằng insulin là cần thiết để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường tuýp 2.

 

2. Nguyên nhân gây đái tháo đường tuýp 2 

 

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường loại 2 có sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: có nghiên cứu chứng minh rằng các đoạn DNA khác nhau sẽ ảnh hưởng đến khả năng cơ thể tạo ra insulin.
  • Thừa cân hoặc béo phì: đây được coi là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường loại 2 do tình trạng kháng insulin. Tuy nhiên, không phải tất cả người thừa cân hoặc béo phì đều mắc bệnh tiểu đường type 2. Người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khoảng 6 lần so với người bình thường.
  • Hội chứng chuyển hóa: người bị kháng insulin thường mắc các biểu hiện bao gồm nồng độ đường trong máu cao, mỡ thừa xung quanh bụng, huyết áp cao, cholesterol và chất béo trung tính cao.
  • Mất cân bằng chuyển hóa glucose tại gan: Insulin thường có vai trò trong việc vận chuyển glucose vào tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể hoặc lưu trữ nó dưới dạng glycogen khi có dư glucose. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, gan không thực hiện quá trình này hiệu quả, dẫn đến tình trạng kháng insulin và không giúp glucose vào tế bào gây ra bệnh tiểu đường.
  • Sự kháng insulin của các tế bào: Các tế bào không sử dụng insulin một cách hiệu quả, khiến glucose không thể tiếp cận để nuôi cơ thể. Điều này gây ra chuỗi phản ứng dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.
  • Tình trạng suy giảm dần đều của các tế bào beta tụy: Các tế bào này không còn sản xuất đủ lượng insulin để đáp ứng sự kháng insulin theo thời gian. Do đó, việc suy giảm chức năng của các tế bào beta tụy là một phần của nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường loại 2.

 

Béo phì là nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường 

 

3. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh đái tháo đường tuýp 2

 

Triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 có thể rất nhẹ, và nhiều người mắc bệnh không chú ý tới chúng. Người mắc bệnh này có thể trải qua các triệu chứng sau đây:

  • Cảm giác khát thường xuyên.
  • Đi tiểu nhiều hơn so với bình thường.
  • Mắt mờ hoặc gặp khó khăn trong việc nhìn rõ.
  • Thay đổi tâm trạng, hay cáu gắt
  • Cảm thấy ngứa, sưng, hoặc tê ở bàn tay hoặc bàn chân.
  • Cảm thấy mệt mỏi, luôn có cảm giác buồn ngủ 
  • Vết thương khó lành, lâu lành 
  • Mắc nhiễm trùng nấm men tái đi tái lại
  • Thường xuyên cảm thấy đói
  • Ăn nhiều, uống nhiều nhưng vẫn sụt cân 
  • Hay mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng.
  • Xuất hiện thêm biểu hiện sậm màu da, gai đen trên cổ hoặc nách

 

Hình ảnh gai đen ở cổ 

 

4. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường 

 

Theo thời gian, tình trạng đường huyết cao có thể gây ra nhiều biến chứng cấp và mãn tính, tác động trực tiếp đến nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, thận, và mắt. Dưới đây là một số các biến chứng điển hình: 

 

Biến chứng cấp tính

 

  • Hạ đường huyết: Xảy ra khi mức đường huyết giảm xuống mức nguy hiểm, thường kèm theo triệu chứng đói cồn cào, mệt mỏi, run tay chân, ra mồ hôi nhiều, cảm giác hoảng loạn và đau ngực. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến hôn mê và nguy cơ tử vong.
  • Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết: Đây là biến chứng nặng nhất của tiểu đường tuýp 2 và có nguy cơ gây tử vong cao. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức.
  • Nhiễm toan ceton: Đây là kết quả của sự chuyển hóa “dở dang” do thiếu insulin. Nhiễm toan ceton là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa vì tăng nồng độ axit. Đây cũng là một tình trạng có nguy cơ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời. 

 

Biến chứng mạn tính

 

  • Tác động lên tim và mạch máu: người bệnh đái tháo đường type 2 có nguy cơ mắc cao hơn gấp 5 lần đối với các bệnh lý về tim hoặc đột quỵ.
  • Tác động lên thận: đối với người mắc tiểu đường, thận phải làm việc nhiều hơn bình thường dẫn đến các biến chứng suy thận. Nhiều bệnh nhân biến chứng có thể phải chạy thận hoặc ghép thận
  • Tác động lên mắt: Lượng đường trong máu cao có thể gây hại cho các mạch máu nhỏ ở phía sau mắt (gây bệnh võng mạc). Nếu không điều trị, biến chứng về mắt có thể gây mất thị lực.
  • Tổn thương da lâu lành: Sự tuần hoàn máu kém có thể làm cho các vết thương lâu lành hơn và có nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Vấn đề về thính giác: Mặc dù không rõ nguyên nhân cụ thể, nhưng người bệnh có thể gặp vấn đề về thính giác.
  • Trầm cảm: Người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ bị trầm cảm gấp đôi so với những người không mắc bệnh.

 

 

Biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường gây ra - Đột quỵ 

 

5. Cách điều trị đái tháo đường tuýp 2

 

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, giảm cân, ăn uống theo thực đơn dành cho người tiểu đường, chế độ ăn nhiều chất xơ, ít tinh bột thường xuyên tập luyện thể thao.
  • Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Hiện chưa nghiên cứu được thuốc điều trị tận gốc tiểu đường, nên người bệnh cần sống chung với nó. Đối với bệnh nhân tiểu đường cần đi thăm khám định kỳ hàng tháng để bác sĩ điều chỉnh lượng thuốc phù hợp với lượng đường trong máu và tầm soát được sớm các biến chứng để điều trị kịp thời. Đối với người tiểu đường nặng, có thể phải bổ sung thêm insulin theo đường tiêm hằng ngày. 

 

Như vậy, có thể kết luận rằng bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng nếu được kiểm soát, ăn uống sinh hoạt hợp lý thì căn bệnh này cũng không quá đáng ngại. Hãy giữ cho bản thân tinh thần thoải mái, thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

 

Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ như Viên tiểu đường Akidiabet 

>>>>Click để mua ngay<<<<

Akidiabet là “Tương lai mới cho người tiểu đường” với 3 công thức ưu việt “khắc tinh” của bệnh tiểu đường là Dây thìa canh lá to, Khổ quaNhàu giúp kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả, tăng tiết insulin tự nhiên, hạn chế phụ thuộc vào thuốc tây và ngăn ngừa biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường.

 

Akidiabet được chiết xuất 100% thiên nhiên từ các thành phần không độc tính, không tác dụng phụ, có thể sử dụng trong thời gian dài.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn GMP - WHO, được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng và hơn 18.000 khách hàng tin dùng mỗi năm.

 

Sản phẩm hiện đang được phân phối tại hệ thống Nhà thuốc 3P Pharmacy, và các hiệu thuốc trên toàn quốc. Đến ngay địa chỉ 3P Pharmacy gần nhất để được mua hàng chính hãng hoặc liên hệ theo số hotline 1900585867 để được tư vấn kĩ hơn về sản phẩm.