So sánh sản phẩm
Follow us f

Táo bón: Nguyên nhân, dấu hiệu, mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Ngày đăng : 17:03:43 26-10-2023

Táo bón: Nguyên nhân, dấu hiệu, mức độ nguy hiểm và cách điều trị 

 

Táo bón là một vấn đề phổ biến có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây ra nguy cơ cho sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ trình bày về dấu hiệu, các nguyên nhân gây ra táo bón, và phương pháp điều trị hiệu quả.

 

1. Tìm hiểu táo bón là gì?

 

Táo bón là tình trạng gặp khó khăn trong việc đi cầu, thường kèm theo phân cứng và buồn đi nhiều lần trong ngày. Điều này đặc biệt khó chịu và và có thể gây đau đớn. Thường thì tình trạng táo bón có thể tự biến mất trong vài ngày, nhưng nếu bạn mắc táo bón thường xuyên, đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác như bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì hoặc suy nhược cơ thể.

Táo bón có thể chia thành 2 nhóm: táo bón nguyên phát hoặc táo bón thứ phát.

 

 

2. Nguyên nhân gây nên táo bón 

 

Táo bón có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

 

2.1 Táo bón nguyên phát

  • Do rối loạn cơ chế tống phân: điều này có thể xuất phát từ vấn đề ở cơ thắt và cơ vòng hậu môn, nguyên nhân này rất khó phát hiện.
  • Do nhu động ruột chậm: Đây thường xảy ra ở phụ nữ và có thể đi kèm với triệu chứng như chướng bụng và ít có cảm giác muốn đi nặng.
  • Do rối loạn chức năng sàn chậu: Đây có thể bắt nguồn từ sự suy thoái của các cơ và dây chằng trong vùng sàn chậu, dẫn đến vị trí không đúng của các cơ quan hậu môn và trực tràng dẫn đến táo bón, Tình trạng táo bón này thường đi kèm với hiện tượng rặn nhiều, đại tiện không hết phân, phải có hỗ trợ mới tống được hết phân ra ngoài.

2.2 Táo bón thứ phát

  • Do thực phẩm và do cách sinh hoạt: có chế độ ăn uống không cân đối, chế độ ăn ít chất xơ, nhiều chất béo động vật, lười vận động, trì hoãn việc đi cầu.
  • Do các bệnh lý nội tiết và toàn thân: các bệnh lý có thể gây táo bón như bệnh nứt hậu môn, tắc nghẽn ống tiêu hóa, khối u, huyết khối trĩ và nhiễm độc chì.
  • Mang thai: biến đổi nội tiết trong thai kỳ, áp lực từ tử cung, thay đổi chế độ ăn uống có thể gây táo bón
  •  Dùng một số loại thuốc: Các loại thuốc chống trầm cảm, kháng cholinergic, kháng axit, lợi tiểu, chống viêm không steroid, thuốc chứa codein và morphin, thuốc chống co giật...

 

Phụ nữ mang thai đa số đều gặp tình trạng táo bón

 

3. Dấu hiệu khi bị táo bón 

 

Các dấu hiệu táo bón có thể khác nhau ở mỗi đối tượng và độ tuổi, nhưng thường có những điểm chung:

 

Người lớn

  • Không đi đại tiện trên 3 ngày
  • Có cảm giác chướng bụng, phải rặn mạnh để đi tiêu
  • Phân thường cứng, khô, và có thể kèm theo máu do tổn thương ở hậu môn.

Trẻ em

  • Đi đại tiện ít hơn 3 lần/1 tuần 
  • Trẻ phải rặn mạnh, phân cứng và có thể xuất hiện máu tại hậu môn do rặn mạnh.
  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, không đi đại tiện trong 5-7 ngày, phân cứng và có thể kèm theo máu, chất nhầy là bị táo bón. Trẻ thường biểu hiện bằng việc quấy khóc, không chịu ăn hoặc bú, và có vấn đề về giấc ngủ do chướng bụng, căng bụng.

4. Cách điều trị táo bón 

 

 

Người bị táo bón chế độ ăn nên bổ sung nhiều chất xơ

 

Để điều trị táo bón, phương pháp cụ thể sẽ tương ứng với các nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị chung, bao gồm: 

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Tăng cường lượng nước uống hàng ngày (ít nhất 2 lít),  bao gồm uống thêm nước ép trái cây. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, thức ăn dạng lỏng như cháo và súp. Tránh thức ăn có chứa nhiều đường và thức uống có ga, thức uống có cồn như rượu và bia.
  • Tập thể dục: Hãy tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Điều này giúp kích thích hoạt động ruột và tăng cường hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Không nhịn đi đại tiện: Tránh trì hoãn việc đi đại tiện, vì việc này có thể gây áp lực lên hậu môn và trực tràng, làm cho táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy tạo thói quen đi đại tiện vào cùng một khung giờ hàng ngày để đồng bộ với giờ sinh học tự nhiên của cơ thể.
  • Điều trị nội khoa: Một số loại thuốc nhuận tràng có thể được sử dụng để điều trị táo bón. Tuy nhiên, quá trình dùng thuốc nên được hướng dẫn bởi bác sĩ, đặc biệt là đối với trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú. Tránh tự ý sử dụng thuốc để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thụt hậu môn: Thụt hậu môn có thể được áp dụng khi người bệnh gặp khó khăn trong việc đại tiện. Tuy nhiên, việc này cần chỉ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
  • Phẫu thuật: Nếu táo bón là kết quả của ung thư đại trực tràng hoặc bệnh trĩ mãn tính, thì phẫu thuật có thể là phương án cần thiết để điều trị.

Giải pháp làm giảm tình trạng táo bón hoàn toàn từ thiên nhiên GreenFast 

 

>>>>Click để mua ngay<<<<

Với thành phần hoàn toàn tự nhiên từ cái thảo dược như Cam thảo, Diếp cá, Hoàng kỳ, Đương Quy,... với hàm lượng chất xơ cao, có tính mát, giúp giải độc tố, làm mềm phân, điều hòa nhu động ruột, phòng ngừa bệnh trĩ. Đồng thời có thêm thành phần Sorbitol giúp nhuận tràng, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

 

Sản phẩm hiện đang được phân phối tại hệ thống Nhà thuốc 3P Pharmacy, và các hiệu thuốc trên toàn quốc. Đến ngay địa chỉ 3P Pharmacy gần nhất để được mua hàng chính hãng hoặc liên hệ theo số hotline 1900585867 để được tư vấn kĩ hơn về sản phẩm.