So sánh sản phẩm
Follow us f

Khái quát về bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả

Ngày đăng : 14:05:39 25-10-2023

Tổng quan về bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả 

 

Bệnh trĩ là một vấn đề phổ biến với khoảng 35-50% dân số Việt Nam mắc trĩ từ cấp độ 1, tỷ lệ mắc ở nữ nhiều hơn ở nam. Dấu hiệu chảy máu khi đi đại tiện và sa búi trĩ là những triệu chứng thường gặp. Tùy thuộc vào loại trĩ (trĩ nội hoặc trĩ ngoại), triệu chứng có thể khác nhau. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ khác nhau, và việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người.

 

1. Bệnh trĩ là gì, trĩ có mấy cấp độ?

 

Bệnh trĩ là một tình trạng phát triển khi các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng giãn ra. Trong tiếng Anh, bệnh trĩ được gọi là Hemorrhoids. Bệnh trĩ có thể phát triển ở hai dạng chính: trĩ nội và trĩ ngoại.

  • Trĩ nội: Các tĩnh mạch cuối trực tràng giãn ra và tạo thành búi trĩ nằm sâu bên trong trực tràng, không thể thấy bằng mắt thường. Khi trĩ phát triển, búi trĩ có thể nổi lên và xuất hiện khi người bệnh đi cầu.
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành ở phần da nằm bên ngoài hậu môn, có thể nhìn thấy và cảm nhận bằng tay. Vị trí bên ngoài này khiến trĩ ngoại tiếp xúc với áo quần, ghế ngồi và có thể gây ra cơn đau nặng hơn.

Phân loại cấp độ trĩ dựa trên mức độ phát triển của búi trĩ, xác định xem chúng nằm bên trong hay đã lòi ra ngoài hậu môn:

  • Trĩ độ 1: Búi trĩ hoàn toàn nằm bên trong ống hậu môn.
  • Trĩ độ 2: Trong tình trạng bình thường, búi trĩ ở bên trong ống hậu môn, nhưng có thể lòi ra ngoài một ít khi người bệnh rặn khi đi cầu. Sau khi đi tiêu, búi trĩ tự động rút vào bên trong.
  • Trĩ độ 3: Búi trĩ thường bị sa ra ngoài mỗi khi người bệnh đi cầu hoặc thực hiện các công việc nặng. Ở cấp độ này búi trĩ sẽ không tự động rút vào bên trong mà người bệnh phải nằm nghỉ một thời gian hoặc sử dụng tay đẩy nhẹ để đưa búi trĩ vào bên trong.
  • Trĩ độ 4: Búi trĩ gần như luôn nằm bên ngoài ống hậu môn

 

2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ 

 

Các tĩnh mạch xung quanh khu vực hậu môn có khả năng bị căng do áp lực hoặc bị phình lên do sung huyết. Búi trĩ phát triển là do áp lực tại dưới trực tràng, điều này có thể bắt nguồn từ những việc như: 

  • Rặn khi đi cầu, ngồi lâu trên bồn cầu.
  • Cơ địa tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.
  • Tình trạng béo phì.
  • Trong thời kỳ mang thai.
  • Quan hệ qua đường hậu môn.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước
  • Do tính chất công việc ít vận động phải ngồi nhiều như làm công việc văn phòng, lái xe, thu ngân,...thậm chí cả những người thường xuyên khuân vác nặng đều là những công việc tác động đến tĩnh mạch vùng hậu môn.
  • Theo thời gian và với sự lão hóa, cấu trúc các mô nâng đỡ các tĩnh mạch trong trực tràng và hậu môn trở nên lỏng lẻo và giãn ra.

 

Ngồi vệ sinh lâu rất dễ mắc bệnh trĩ 

3. Các dấu hiệu của bệnh trĩ 

 

Các dấu hiệu bệnh trĩ thường gặp bao gồm: 

  • Chảy máu không kèm đau khi đi nặng: xuất hiện một lượng nhỏ máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu thường là triệu chứng sớm và phổ biến nhất. Khi bệnh tiến triển, máu có thể chảy thành giọt hoặc dải. Trong trường hợp nặng, máu có thể chảy khi ngồi xổm.
  • Cảm thấy ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn: do dịch nhầy chảy ra từ niêm mạc ống hậu môn.
  • Đau hoặc khó chịu ở hậu môn: có thể dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc nghẽn hoặc nghẹt.
  • Sưng to vùng quanh hậu môn.
  • Một khối nhô lên gần hậu môn, gây ra rát hoặc đau (đôi khi có thể là huyết khối tại búi trĩ)

Đi ngoài chùi ra máu hoặc có màu nhỏ giọt ở thành nhà vệ sinh là dấu hiệu của bệnh trĩ 

Triệu chứng của trĩ thường phụ thuộc vào vị trí của nó: 

  • Trĩ ngoại thường gây khó chịu hơn vì vùng da trên búi trĩ ngoại thường bị kích thích và có thể bị loét. Nếu có cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại, cơn đau có thể xuất hiện một cách đột ngột và trở nên nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể cảm thấy hoặc thấy một khối búi trĩ nhô lên xung quanh hậu môn. Cục máu đông có thể bị hấp thu, nhưng để lại một vùng da nhăn nheo có thể gây ngứa và rát.
  • Trĩ nội thường không gây đau đớn, ngay cả khi xuất hiện triệu chứng xuất huyết (chảy máu). Bệnh nhân có thể thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt trên bồn cầu. Búi trĩ thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được và ít khi gây khó chịu. Trong khi rặn đi cầu, phân đi ngang hậu môn có thể gây trầy xước bề mặt của búi trĩ và gây chảy máu. Trĩ nội cũng có thể bị sa ra ngoài hậu môn, gây ra trường hợp trĩ nội sa. Khi trĩ bị sa ra, nó có thể hấp thu một lượng nhỏ chất nhầy và phân dẫn đến kích thích gây ngứa, đau và rát. Lau liên tục, thường xuyên để giảm ngứa có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trĩ.

 

4. Cách điều trị bệnh trĩ 

 

Tùy vào mức độ và tình trạng của bệnh, tại bệnh viện bác sĩ sẽ có các chỉ định như sau:

  • Thắt dây cao su:  thắt dây cao su ở gốc búi trĩ để ngăn dòng máu, và sau một thời gian, búi trĩ sẽ khô lại và tự rụng.
  • Chích xơ: tiêm hóa chất vào mô trĩ để làm teo búi trĩ.
  • Phẫu thuật Longo: sử dụng một loại máy chuyên dụng để cắt và treo búi trĩ. Phương pháp này ít đau và thời gian phục hồi nhanh.
  • Phẫu thuật cắt trĩ kinh điển: Phương pháp này thường áp dụng cho trường hợp trĩ hỗn hợp hoặc bệnh nhân có da thừa nhiều, trĩ biến chứng tắc mạch hoặc sa nghẹt. Phương pháp này tạo ra vết thương vùng hậu môn, yêu cầu thời gian để lành và có thể gây đau. Tuy nhiên, hiện nay có thể sử dụng dao siêu âm để cắt giúp hạn chế phỏng mô và đau sau phẫu thuật.

 

Thắt búi trĩ bằng dây cao su 

Với những tình trạng nhẹ, bạn có thể tự điều trị trĩ tại nhà:

  • Bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn: tiêu thụ nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt để tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống.
  • Sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc cải thiện tuần hoàn máu: thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc này để giảm triệu chứng bệnh trĩ.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm: ngâm từ 10-15 phút, 2-3 lần mỗi ngày để giảm đau và sưng.
  • Tránh vận động nặng và giảm thời gian ngồi hoặc đứng lâu: hạn chế các hoạt động tạo áp lực lên hậu môn.
  • Sử dụng thuốc giảm đau dưới sự hướng dẫn của bác sĩ: nếu cần, bạn có thể uống thuốc giảm đau như acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen sau khi được tư vấn bởi bác sĩ.

Tổng hợp lại, bệnh trĩ là một bệnh lý tiêu hóa không gây nguy hiểm, nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Để phòng tránh bệnh trĩ, thói quen sinh hoạt, ăn uống là rất quan trọng. Hãy duy trì chế độ ăn uống cân đối, thực hiện sinh hoạt và vận động khoa học, cùng với việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh. 

 

GreenFast - Viên uống hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, giảm các triệu chứng của trĩ 

 

Greenfast với 3 tác động: Hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng của trĩ-Làm bền thành mạch-Giúp nhuận tràng.

 

>>>>CLICK ĐỂ MUA NGAY<<<<

Chiết xuất thiên nhiên lành tính, giảm nhanh các triệu chứng của trĩ 

Diếp cá: Có chứa isoquercetin và quercetin có hiệu quả giảm viêm, giảm sưng phồng, giảm áp lực lên thành mạch máu, giúp giảm đau ở búi trĩ. Thành phần dioxyflavonon trong Diếp cá giúp làm bền thành mao mạch, tĩnh mạch do đó hạn chế nứt và chảy máu khi đi đại tiện.

Nanocurcumin có tác dụng khử trùng viêm búi trĩ, làm giảm cảm giác đau rát búi trĩ và vùng hậu môn hiệu quả. Đồng thời, nanocurcumin còn có tác dụng làm giảm kích thước búi trĩ

Sản phẩm hiện đang được phân phối tại hệ thống Nhà thuốc 3P Pharmacy, và các hiệu thuốc trên toàn quốc. Đến ngay địa chỉ 3P Pharmacy gần nhất để được mua hàng chính hãng hoặc liên hệ theo số hotline 1900585867 để được tư vấn kĩ hơn về sản phẩm.